Chuyển tới nội dung

Thuận lợi – khó khăn khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng VN

    Thuận lợi – khó khăn khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam. Vài năm gần đây, bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam trở thành kênh đầu tư hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam nhiều chuyên gia cùng Nhà đầu tư đều đồng tình rằng kênh đầu tư này vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục. Vậy, thuận lợi & khó khăn khi đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam là gì?

    THUẬN LỢI KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG VIỆT NAM

    Thuận lợi đến từ yếu tố thiên nhiên: 

    Việt Nam được thiên nhiên vô cùng ưu ái về vẻ tài nguyên, khí hậu, địa hình… Đặc biệt là những đường bờ biển xinh đẹp trải dọc trên mảnh đất Việt Nam và những danh lam thắng cảnh,… tạo nên một lợi thế mạnh mẽ để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và là cơ sở để các Nhà đầu tư khai thác tiềm năng phát triển & sinh lời khi đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng.

    Văn hóa – bản sắc dân tộc đặc sắc: 

    Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Đó là lợi thế giúp nền văn hóa Việt Nam để hấp dẫn du khách nghỉ dưỡng trong nước và quốc tế đến khám phá.

    Phân tích của các chuyên gia cho thấy, văn hóa chính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất giúp dự án có sức hút và đem đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời.

    Lợi nhuận hấp dẫn, đầu tư ít rủi ro: 

    Mức cam kết lợi nhuận phổ biến trên thị trường hiện nay là 10%/năm, cao hơn lãi suất ngân hàng đang ở mức 5 – 7%. Ít rủi ro hơn nhiều so với việc đầu tư vào tiền ảo hay chứng khoán. Khi đặt các kênh đầu tư lên bàn cân, rõ ràng BĐS nghỉ dưỡng có ưu điểm vượt trội so với những kênh đầu tư khác. Do đó, rất nhiều khách hàng đang dần chuyển sang kênh đầu tư này.

    Chính sách bán hàng hấp dẫn, rõ ràng, có ràng buộc: 

    Chủ đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thường cung cấp những chính sách. Có nhiều ưu đãi và lợi ích dành cho Nhà đầu tư.

    Chính sách bán hàng rõ ràng, thời gian cam kết cố định từ 3 năm đến 10 năm. Sau thời gian đó, nhà đầu tư sẽ nhận mức lợi nhuận chia sẻ theo tỷ lệ từ 85 – 90%/năm. Từ hoạt động kinh doanh biệt thự hoặc condotel.

    An nhàn thảnh thơi: 

    Bất động sản nghỉ dưỡng là kênh đầu tư ủy thác cho thuê. Theo đó sau khi mua biệt thự hay condotel. Nhà đầu tư sẽ ủy thác lại cho chủ đầu tư để khai thác kinh doanh theo một quy chuẩn. Đều đặn 6 tháng/lần tiền lợi nhuận từ hoạt động cho thuê là: Sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng sau khi trừ các chi phí sẽ tự động đổ vào tài khoản. Việc cần làm của nhà đầu tư là bỏ tiền đầu tư, mọi việc còn lại sẽ có chủ đầu tư và đơn vị vận hành lo liệu. Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi thư giãn và chăm lo cho gia đình.

    an-nhan-huong-loi-voi-biet-thu-bien-vinpearl

    Cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng phát triển: 

    Hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng từ giao thông đến các dịch vụ nghỉ dưỡng. Giúp tạo điều kiện cho du khách có địa điểm lưu trú tiện nghi. Thuận lợi và đặc biệt là có nhiều trải nghiệm thú vị.

    KHÓ KHĂN KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG TẠI VIỆT NAM

    Chất lượng sản phẩm nghỉ dưỡng: 

    Kênh đầu tư này mới chỉ nhen nhóm phát triển ở Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây. Vì thế tại một số khu vực vẫn có xuất hiện những dự án kém chất lượng hoặc xây dựng dang dở. Nhiều dự án “gắn mác” resort nghỉ dưỡng 5 sao nhưng chất lượng. Dịch vụ đều kém kèm theo đó còn là tình trạng chặt chém. Đây là một trong những hạn chế mà ngành dịch vụ nghỉ dưỡng cần cải thiện.

    dau-tu-biet-thu-vinpearl-hoi-an

    Đơn vị quản lý & vận hành dự án: 

    Khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khách hàng cần quan tâm đến đơn vị vận hành dự án. Đơn vị quản lý & vận hành dự án nghỉ dưỡng chính là yếu tố nữa cần được phát triển. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của một kênh đầu tư. Nếu đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp, thực hiện tốt thì hiệu quả kinh doanh cao. Thu về lợi nhuận hấp dẫn cho Nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vô cùng ít đơn vị quản lý & vận hành được đào tạo bài bản. Hầu hết đều thuê đơn vị nước ngoài. Điều này dẫn đến những bất cập như: chi phí quản lý & vận hành lớn, không ổn định do phải ký hợp đồng theo thời kỳ,…

    Pháp lý chưa rõ ràng: 

    Ngoài biệt thự biển thì các dòng sản phẩm khác thuộc phân khúc nghỉ dưỡng: condotel, shophouse đều chưa được pháp luật công nhận, pháp lý còn mập mờ. Dù rằng được Nhà nước cấp phép xây dựng nhưng các dự án condotel. Đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

    Hiện nay, các chủ đầu tư đã có động thái tích cực: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ kinh doanh thương mại. Sang khu đất ở không hình thành đơn vị ở. Do đó biệt thự biển đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu lâu dài (thường là 50 năm). Trong thời gian tới phương án này cũng được áp dụng với condotel.

    Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng phải hoàn thành khung pháp lý cho biệt thự. Condotel trong năm 2019. Khi đó, vướng mắc về pháp lý hy vọng sẽ được tháo gỡ hoàn toàn. Và nhà đầu tư sẽ không còn đau đầu về vấn đề này.

    Trên đây là sơ lược về những thuận lợi & khó khăn khi đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam. Khách hàng đầu tư nên biết để có những định hướng, chiến lược lựa chọn kênh đầu tư chính xác. Hy vọng Khách hàng sẽ có những thông tin hữu ích.