Chuyển tới nội dung

Xây dựng thương hiệu công ty ở Hải Phòng

    Xây dựng thương hiệu công ty. Xây dựng thương hiệu là khái niệm để chỉ hàng loạt các hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm quảng bá, giữ gìn hình ảnh doanh nghiệp cũng như hình ảnh sản phẩm trong mắt khách hàng.

    Vì sao phải xây dựng thương hiệu ?

    Xây dựng thương hiệu là điều kiện cần để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Qua hoạt động xây dựng thương hiệu, giá trị công ty cùng giá trị sản phẩm sẽ được cải thiện và củng cố.

    Cách thức, quy trình xây dựng thương hiệu công ty

    Nhiều người thường đánh đông tiếp thị và xây dựng thương hiệu là một. Trên thực tế, đây là hai vấn đề khác nhau, nhưng có liên quan với nhau. Phát triển một chiến lược xây dựng thương hiệu là xác định những giá trị cốt lõi trong sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn đem ra thị trường. Trong khi đó, tiếp thị là quá trình chuyển tải một số thông điệp nhất định đến khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông khác nhau.

    Chiến lược xây dựng thương hiệu chính là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động, chương trình, kế hoạch tiếp thị. Những hoạt động này sẽ chẳng có tác dụng hay không tạo ra được hiệu quả nếu không bám theo những giá trị cốt lõi của nhãn hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ sử dụng lãng phí nguồn ngân sách vốn đã hạn hẹp trong giai đoạn khởi nghiệp.

    Để xây dựng một chiến lược thương hiệu phù hợp và có chất lượng, doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ những hiểu biết nhất định về khách hàng và thị trường mục tiêu, đồng thời phải vận dụng cả tư duy sáng tạo. Trong khi đó, để làm tiếp thị hiệu quả, thứ mà doanh nghiệp cần nhất là vốn. Càng có nhiều vốn, doanh nghiệp càng có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông và quảng bá khác nhau.

    Cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới của công ty

    Giá trị thương hiệu sản phẩm là cốt lõi của giá trị thương hiệu công ty. Do vậy xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới là điều được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.

    Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới, bạn cần xác định các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Phân tích nhu cầu khách hàng, khả năng giải quyết nhu cầu đó của sản phẩm. Từ đó đưa ra chiến lược quảng cáo, tiếp thị phù hợp.

    Việc phân tích này cần đảm bảo các tiêu chí sau:

    • Tiêu chí toàn diện: Đánh giá toàn diện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của sản phẩm. Cùng với đó cần tìm ra những hạn chế để khắc phục kịp thời.
    • Tiêu chí khách quan: Đánh giá khách quan về sản phẩm, dựa trên mặt bằng chung của thị trường. Hoạt động này dựa trên việc đánh giá và so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn.