Chuyển tới nội dung

Thế nào là kinh doanh vận tải?

    Kinh doanh vận tải là một loại hình dịch vụ hết sức phổ biến ở nước ta. Hiện nay, tình trạng kinh doanh vận tải nhưng không đăng kí và khai báo rất phổ biến. Một phần vì nhiều người cố tình chốn đăng kí, một phần vì nhiều người không phân biệt được đâu là vận tải cá nhân và vận tải kinh doanh. Vậy thế nào là kinh doanh vận tải

    Thế nào là kinh doanh vận tải?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải có khả năng chuyên chở hàng hóa và hành khách trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy… nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp”.
    – Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.


    – Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó. 


    Vậy xe ôm có được coi là kinh doanh vận tải không? Trên thực tế thì hiện nay việc chở xe ôm theo mô hình cá nhân không được coi là kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, nếu những công ty, những khách sạn hay những hợp tác xã thành lập đội xe ôm chuyên biệt thì đây cũng là một hình thức kinh doanh vận tải bằng xe máy.

    Các hình thức kinh doanh vận tải

    1. Kinh doanh vận tải theo tuyến cố định
    Xác định bến đi, bến đến. Lịch trình, hành trình phù hợp và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. Gồm tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 trở lên.


    Doanh nghiệp được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố. Đối với tuyến mới, doanh nghiệp được và phải đăng ký mở tuyến mới. Thời gian khai thác thử là 06 (sáu) tháng. Chỉ những doanh nghiệp đã tham gia khai thác thử mới được tiếp tục khai thác trong thời gian 12 (mười hai) tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến;
    Trong kinh doanh tuyến cố định, xe ô tô của doanh nghiệp phải có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng phù hợp. 


    2 Kinh doanh vận tải bằng xe buýt


    Theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 02 tỉnh liền kề. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 ki lô mét.Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000 m;
    Xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định.


    3. Kinh doanh vận tải theo xe taxi


    Hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
    Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe). Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.


    Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi. Được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì. Có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp. Hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch. Ngoài ra, Doanh nghiệp phải có trung tâm điều hành. Đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.

    4 &5. Kinh doanh vận tải theo theo hợp đồng và Vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

    Lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản. Theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch. Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm. Và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.


    6 Kinh doanh vận tải theo chuyên vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng

    Là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng. Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ. Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ.


    7 Kinh doanh vận tải chuyên chở hàng nguy hiểm:


    Hình thức kinh doanh này buộc tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm. Vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm

    Điều kiện để được phép kinh doanh vận tải 

    Điều kiện chung để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và vận chuyển bằng xe ô tô là :
    – Đăng ký kinh doanh.- Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
    – Người điều hành hoạt động của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên. Hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác. Và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp. Hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 03 (ba) năm trở lên;


    – Có nơi đỗ xe : Nơi đỗ xe có thể thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe- Bảo đảm số lượng. Chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
    – Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với xe thuê.


    – Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã. Trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng. Điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

    Thế nào là kinh doanh vận tải?