Chuyển tới nội dung

Thành lập công ty cần chuẩn bị gì ?

    Thành lập công ty để kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó là điều không hề dễ dàng. Bên cạnh những ý tưởng kinh doanh mà bạn đã định sẵn thì thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp cũng là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần phải nắm rõ. Ngoài ra, còn các vấn đề khác như làm sao để thu hút khách hàng chú ý đến doanh nghiệp của mình? Vai trò của truyền thông và marketing có yếu tố như thế nào trong việc thành lập doanh nghiệp? Tất cả những vấn đề trên chắc hẳn là một trong những điều mà ai đang trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp cho mình cũng đều gặp phải. Vậy, chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu ngay thôi nào? Nên thành lập doanh nghiệp khi nào?

    Các chú ý khi thành lập công ty

    A. Các vấn đề liên quan đến pháp lí

    Nếu không am hiểu về pháp luật hiện hành của nước ta. Bạn sẽ gặp không ít những khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh cũng nhưng việc điều hành kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Vậy những vấn đề đó là gì?

    1. Xem xét các quyền hạn tổ chức, cá nhân trong việc thành lập doanh nghiệp

    Căn cứ pháp lý luật doanh nghiệp của năm 2014. Còn có những quy định dành cho một số tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Bao gồm người chưa thành niên, người không có hoặc hạn chế ngă lực dân sự và một vài đối tượng khác. Bạn cần tìm kiếm rõ về mục này trước khi thành lập doanh nghiệp cho riêng mình

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu. Người muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    2. Loại hình doanh nghiệp

    Việt Nam hiện tại có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất. Thế nên các bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại hình phù hợp. Lưu ý, các loại hình đều có thể chuyển đổi qua lại một cách dễ dàng. Do đó bạn cũng không cần đặt quá nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu điều đó là cần thiết

    – Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ cần duy nhất 1 cá nhân làm chủ (Loại hình này rất hiếm người lựa chọn bởi đặc tính rủi ro cao về mặt pháp lý).

    – Công ty TNHH 1 thành viên: Chính là loại hình công ty mà 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ (bạn có thể thuê hoặc mướn ngđại diện pháp luật).

    – Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Là công ty bao gồm 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn người đại diện pháp luật).

    – Công ty cổ phần/ Công ty CP: Là loại hình bao gồm 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (bạn có thể thuê hoặc mướn người đại diện pháp luật)

    => Hơn nữa việc chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp còn cần dựa vào số lượng người cùng tham gia góp vốn.

    3. Địa chỉ của doanh nghiệp

    Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp bạn trên đất nước Việt Nam. Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp chính là địa điểm liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp, địa chỉ phải bao gồm những điều như sau:

    Số nhà + đường + phường/ xã/ thị trấn + quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

    4. Đặt tên doanh nghiệp

    Điều kiện để đặt tên cho doanh nghiệp. Chính là tên phải được viết bằng Tiếng Việt. Ngoài ra bạn có thể đặt kèm chữ số và ký hiệu, nhưng phải phát âm được và có ít nhất hai yếu tố: 

    • Loại hình doanh nghiệp
      • Ví dụ 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty TNHH
      • Ví dụ 2: Công ty cổ phần hoặc Công ty CP
    • Tên riêng: Được viết bằng những chữ cái trong bảng tiếng Việt, ngoài ra còn gồm chữ số và ký hiệu.

    Để tránh trùng lắp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động, theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh). Ví dụ: CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ NTVTAX

    5. Vốn điều lệ doanh nghiệp

    Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

    6. Ngành, nghề kinh doanh

    Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

    B. Các vấn đề liên quan đến xây dựng và mục tiêu chiến lược

    Cong-ty-headhunter-HRchannels-Group

    1. Tài chính kế toán thuế

    Đây là vấn đề cần nên quan tâm ngay từ lúc mới thành lập doanh nghiệp. Vì bạn có thể kiếm được rất nhiều lợi nhuận, nhưng sẽ không đủ bù dắp cho việc đóng phạt và truy thu thuế. Thế nên, bạn cần sử dụng dịch vụ Đại lý thuế vì giúp bạn yên tâm vào việc kinh doanh. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật có tất cả gần 90% doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ này.

    2. Sản phẩm hàng hóa dịch vụ

    Bạn phải nắm rõ sản phẩm dịch vụ và chất lượng của mình, đặc tính nổi trội so với các sản phẩm khác là gì ? Biết sản phẩm của doanh nghiệp mình đang nằm ở phân khúc thị trường nào để tiến hành phân hóa cho đúng. Từ đó có được những bước tiến nhỏ cho kế hoạch lớn hơn.

    3. Phân khúc thị trường

    Vì mới thành lập doanh nghiệp, bạn nên xác định thị trường mục tiêu củ thể để hạn chế tối đa rủi ro cũng như giảm chi phí ban đầu cho doanh nghiệp. Khi xác định rõ phân khúc thị trường, bạn cần tìm hiểu các đối thủ trong phân khúc này.

    4. Thương hiệu

    Thương hiệu nếu không đăng kí độc quyền sẽ rất dễ bị người khác làm giả. Khi doanh nghiệp bạn lớn mạnh thì trở tay không kịp. Đừng chủ quan, vì vậy, bạn nên đăng ký độc quyền thương hiêu ngày khi mới thành lập công ty.

    Truyền thông và marketing góp phần quan trọng gì cho công ty?

    1. Marketing là gì?

    Đây chắc hẳn là một cái tên gọi mà có lẽ chúng ta được nghe nói đến thường xuyên. Có thể hiểu đơn giản Marketing là cách thức mang sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với khách hàng. Bằng các phương án về giá cả, sản phẩm, phân phối và cả ưu đãi. Mục đích chính của Marketing chính là “hiểu” được khách hàng và làm hài lòng họ. Nhằm nâng tầm sản phẩm của doanh nghiệp trong ý thức tiêu dùng của khách hàng.

    2. Truyền thông là gì?

    Truyền thông là một hình thức chia sẻ thông tin thông qua nhiều phương thức. Nhằm lan tỏa thông điệp, sản phẩm đến với số lượng lớn người tiêu dùng.

    => Sự kết hợp giữa marketing và truyền thông trong doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu. Giúp doanh nghiệp của bạn thành công. nhằm mục đích lấy khách hàng làm trung tâm. Sau đó sử dụng những công cụ phù hợp để mang sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần với số lượng đông đảo khách hàng, giúp gia tăng doanh số, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp nếu sử dụng đúng giải pháp, chiến lược.

    => Ngày nay các phương tiện mạng internet phát triển một cách vượt trội. Các doanh nghiệp sẽ tận dùng điều này và cạnh tranh nhau gay gắt hơn. Có thể nói rằng truyền thông và marketing là yếu tố sống còn của công ty thời nay. Chỉ cần yếu thế, bạn sẽ không đạt được vị trí nào trong lòng người tiêu dùng.

    Các giải pháp truyền thông và marketing dành cho công ty mới thành lập

    Những giải pháp này sẽ mang đến cho bạn những điều không tưởng. Chỉ cần dùng nó đúng cách, doanh nghiệp của bạn bỗng chốc sẽ vụt sáng và được nhiều người biết đến hơn chỉ trong vòng mấy tháng.

    1. SEO WEBSITE

    Chúng ta có thể thấy được rằng, với sự phát triển của internet hiện nay. Việc có cho mình một website tượng trưng cho bộ mặt doanh nghiệp của bạn. Khi khách hàng thắc mắc về doanh nghiệp bạn vì mới được biết đến lần đầu. Họ cũng sẽ chọn phương pháp đó chính là tìm kiếm trên internet về thông tin của bạn. Dĩ nhiên, việc sở hữu website sẽ giúp cho khách hàng có được thông tin chính xác nhất về doanh nghiệp của bạn hơn là những bài báo khác.

    Điều hiển nhiên, một website giao diện đẹp cùng những thông tin chi tiết. Chắc chắn một điều sẽ nhận được sự đánh giá, phản hồi cao từ phía khách hàng. Ngoài ra, bạn cần phải áp dụng các công cụ hỗ trợ như SEO on page và SEO off page. Bởi điều đó giúp bạn tăng thứ hạng website của mình trên các công cụ tìm kiếm.

    SEO on page:

    • Đặt từ khóa ở tiêu đề trang website và cả tiêu đề bài viết
    • Luôn làm mới các phần nội dung và không được giống những nơi khác
    • Luôn để những thông tin liên lạc của bạn ở nơi dễ thấy nhất

    SEO off page:

    • Tìm kiếm những website uy tín và có lượng traffic cao
    • Tạo thật nhiều link có độ chất lượng cao về website của mình
    • Tạo ra những video có nội dung chất lượng, giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp, sau đó đưa chúng lên Youtube.com

    2. MẠNG XÃ HỘI

    Sự bùng nổ của kỉ nguyên mạng xã hội trong hiện nay được xem là vô cùng mạnh mẽ. Hầu hết, có thể thấy rằng người Việt Nam ta, đặc biệt là giới trẻ, không ai là không sử dụng facebook. Mạng xã hội giúp kết nối với người tiêu dùng, khách hàng một cách vô dùng dễ dàng và giúp bạn thu được một lượng lớn lợi nhuận khổng lồ từ việc sử dụng phần mềm quảng cáo. Ngoài facebook như đã kể ở trên còn có những mạng xã hội phổ biến khác như: youtube, instagram, twitter,…

    3. YOUTUBE MARKETING

    Youtube là tên gọi của một ứng dụng chuyên cập nhật những video ở khắp nơi trên thế giới do toàn bộ người dùng đăng tải. Việc upload video lên hoàn toàn miễn phí và có thể thu hút người xem một cách dễ dàng. Ngày nay, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam đều sở hữu cho mình một kênh youtube riêng. Nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm cũng như dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.

    Youtube marketing là một trong những yếu tố, công cụ giúp bạn đến gần hơn với khách hàng. Bằng việc tạo ra một video chất lượng với các content độc đáo. Hoặc sử dụng quảng cáo do nền tảng Youtube hỗ trợ để chèn vào các video. Còn nhiều các giải pháp khác liên quan đến youtube marketing có thể giúp doanh nghiệp bạn được nhiều người biết và quan tâm hơn. Ngoài ra, việc lập một channel youtube cho doanh nghiệp còn khiến bạn thu nhập được một khoảng nguồn thu nhập bị động. Bằng việc youtube của bạn được người xem đến một số lượng và thời gian nhất định. Bạn sẽ có thể mở được tính năng thu nhập từ youtube.

    Kinhdoanhx – Quảng bá thương hiệu và sản phẩm của bạn miễn phí

    Nếu bạn đang muốn tiến hành một chiến lược truyền thông và marketing một cách hiệu quả nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thì lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín là điều nên làm. Kinhdoanhx chính là nơi có thể giúp bạn đạt được điều đó.

    Kinhdoanhx cung cấp các dịch vụ:

    – Giới thiệu thương hiệu kinh doanh của bạn miễn phí trên hệ thống danh bạ kinh doanh của KinhdoanhX

    Viết Bài content , PR chuẩn SEO chuyên nghiệp – TẠO VIDEO HỒ SƠ NĂNG LỰC qua đó kéo léo marketing, PR thương hiệu doanh nghiệp trên TOP đầu trang tìm kiếm Google. 

    – Lên kế hoạch khởi tạo, chăm sóc Website chuẩn SEO chuyên nghiệp 

    – Ứng dụng công nghệ Marketing Đa nền tảng – Facebook – Google – Youtube để nhiều người biết đến Thương hiệu hơn

    Liên hệ với chúng tôi

    Email: kinhdoanhX@gmail.com 

    Hotline – ZALO: 0902 001 300

    Nhắn tin: https://www.messenger.com/t/kinhdoanhX

    Website: https://kinhdoanhx.com