Theo bạn, ngành kinh doanh thương mại là gì? Ngành này có cơ hội phát triển như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn chân thực về ngành này nhé!
I. Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại là ngành học cung cấp các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực kinh doanh, là một sự lựa chọn hợp lý cho các bạn yêu thích ngành kinh tế, thích tiếp xúc khách hàng và thực hiện những công việc thực tế.
Các hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm: Marketing, nghiên cứu thị trường, lập chiến lược PR sản phẩm, phân tích tài chính, đẩy mạnh cách hoạt động tiếp thị… Từ đây thấy được rằng, kinh doanh thương mại hay gần đây phát triển kinh doanh thương mại điện tử là ngành có hoạt động vô cùng sôi nổi và cần nhiều nhân tố quan trọng cho nhiều vị trí.
Chính vì vậy, việc các bạn nắm rõ được khái niệm ngành kinh doanh thương mại là gì sẽ có lợi cho bạn. Từ đó bạn có thể tìm được những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
II. Ngành Kinh doanh thương mại học những gì?
Khi theo học ngành kinh doanh thương mại, sinh viên ngoài việc có cơ hội tiếp nhận được những kiến thức chuyên môn như hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính….thì bạn còn được tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại…
Có thể khẳng định việc xác định rõ phương hướng, ngành nghề mình sẽ học là bước khởi đầu cho tương lai sau này. Hiểu rõ ngành kinh doanh thương mại là gì? Học những gì? sẽ giúp bạn tự tin hơn với quyết định chọn ngành nghề của mình.
III. Kinh doanh thương mại học trường nào?
Vì sự phát triển của kinh doanh thương mại hiện nay, có khá nhiều các đơn vị đào tạo trong lĩnh vực này. Ở khu vực phía Bắc, các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại nổi tiếng là Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) và Đại học Thương mại (TMU).
Riêng khu vực phía Nam, các bạn có thể chọn học trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Nông lâm TP.HCM và Đại học Văn Lang. 3 trường này ở khu vực phía Nam có số điểm thấp hơn 2 trường khía Bắc kể trên nhưng cũng có trình độ đào tạo rất tốt. Do đó, nếu các bạn thật sự yêu thích ngành kinh doanh thương mại mà có số điểm không được cao thì có thể lựa chọn những trường đại học trên.
IV. Học kinh doanh thương mại ra trường làm gì?
Học kinh doanh thương mại ra làm gì không phải là một câu hỏi khó, các bạn học ngành này có rất nhiều lựa chọn trong các vị trí sau đây:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Trưởng ngành hàng
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại
- Chuyên viên marketing cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các doanh nghiệp có liên kết với nước ngoài.
Còn những bạn có kiến thức tốt, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, có chí cầu tiến và chứng minh được năng lực thì sẽ có thể đảm nhiệm được những vị trí cao hơn như Trưởng phòng, Phó phòng kinh doanh, marketing, Giám đốc kinh doanh….
Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, kinh doanh thương mại hiện nay rất được chú trọng, những cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh ngày càng được mở rộng. Các bạn sinh viên khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và kỹ năng vững chắc sẽ có nhiều cơ hội phát triển doanh nghiệp của chính mình hay làm tốt công việc nơi bạn làm việc.
V. Học Kinh doanh thương mại, nên hay không?
Học ngành kinh doanh thương mại, bạn sẽ được trang bị những kiến thức về hoạt động bán hàng, kinh doanh như: Quản trị bán lẻ, những phương pháp bán hàng hiệu quả, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, nghiệp vụ bán hàng hay xây dựng kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử, phân tích tài chính….Đây là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Kinh doanh thương mại là gì? Có nên hay không? Các công việc mà nhân sự trong ngành kinh doanh thương mại đảm nhiệm giữ vai trò quan trọng trong mô hình kinh tế hiện nay. Các hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đến nguồn nhân lực kinh doanh thương mại. Do đó, đây là ngành nghề luôn được chú trọng và có nhu cầu nhân lực cao. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại, người học có nhiều cơ hội trong lựa chọn các ngành nghề để phát triển bản thân.
VI. Ngành Kinh doanh thương mại thi khối nào, trường nào?
Ngày nay, với sự thay đổi về việc mở khối thi, các thí sinh có thể thi tuyển ngành kinh doanh thương mại với nhiều khối khác nhau như: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C02 (Văn, Toán, Hóa), C04 (Văn, Toán, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và D10 (Toán, Địa, Anh).
Như được nêu ở trên, có một số trường đại học chất lượng tốt. Mà bạn có thể chọn lựa vào học ngành kinh doanh thương mại như:
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Điểm trúng tuyển đại học 2018 của ngành kinh doanh thương mại hiện nay ở một số trường như sau:
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng: Điểm trúng tuyển 19 với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) và D09 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh)
- Trường Đại học Văn Lang: Điểm trúng tuyển 16,25 với các tổ hợp môn A00, A01, D01 và D10 (Toán, Địa, Anh).
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: Dự kiến tuyển sinh năm 2019 với điểm chuẩn từ 18 đến 25 với các tổ hợp môn A00, A01, D01 và C00 (Văn, Sử, Địa).
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM: Điểm trúng tuyển 21,7 với các tổ hợp môn A00, A01, D01 và D07 (Toán, Hóa, Anh).
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Điểm trúng tuyển 23,15 với các tổ hợp môn A00, A01, D01 và D07.
VII. Cơ hội việc làm ngành kinh doanh thương mại
Đến đây, các bạn đã phần nào hiểu rõ được kinh doanh thương mại là gì. Nhưng có lẽ vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong tương lai. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp ngay thôi!
Sinh viên ngành kinh doanh thương mại được trang bị kiến thức và kỹ năng rất chu đáo. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên có thể làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu. Khu chế xuất, công ty liên doanh, tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại hoặc làm công tác tư vấn. Quản lý và kinh doanh trong các loại hình kinh tế sản xuất.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ chuyên ngành Marketing. Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh hoặc một số ngành kinh tế khác có liên quan. Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn trong nước hoặc nước ngoài ở lĩnh vực như: Kinh tế thương mại, marketing, khai báo hải quan. Giao vận, tín dụng hay quản trị hậu cần…. Dù con đường bạn chọn như thế nào thì nó cũng giúp ích cho bạn. Trong việc định hình hướng đi của bản thân sau này.
VIII. Kết luận
Như vậy, với bài viết trên, mọi người đã hiểu rõ được về ngành kinh doanh thương mại là gì? Học kinh doanh thương mại ra làm gì? Và rất nhiều câu hỏi khác đã được giải đáp. Hiện nay, kinh doanh thương mại đang rất được quan tâm và cần nguồn nhân lực rất cao. Cũng có rất nhiều trường chọn đây là ngành đào tạo chủ lực nên bạn đừng lo lắng. Mà hãy cứ tập trung vào việc học. Khi bạn đã thực sự giỏi và hiểu về ngành này. Bạn sẽ tự tin và vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.