Chuyển tới nội dung

Công nghệ dệt may là gì? Ra trường làm gì?

    Công nghệ dệt may là gì? Ra trường làm gì? Kinh tế phát triển, là lý do khiến nhu cầu của con người cũng tăng lên. Điều này đã mang lại tiềm năng cho ngành công nghệ dệt may và mở ra cơ hội việc làm cho người lao động. Vậy công nghệ dệt may là? Việc làm dệt may hiện nay ra sao? Hãy cùng thecaoonlinegiare.com tìm hiểu nhé!

    1. Ngành công nghệ dệt may là gì?

    Công nghệ dệt may là ngành đào tạo những kiến thức, kỹ năng về việc tạo ra các sản phẩm đa dạng thông qua hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại  nhằm đáp ứng và mang lại sự thỏa mãn cho con người về nhu cầu may mặc, thời trang sao cho đảm bảo về thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm.

    >>> Tham gia vào quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm may mặc, đó là công việc của qc may mặc đây là một công việc rất quan trọng để cho ra được sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu, yêu cầu của khách hàng.

    Khi theo học ngành công nghiệp dệt may sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực may và thời trang, nhằm biến những kiến thức đó trở thành cơ sở cho việc áp dụng nguyên lý kỹ thuật và các kỹ năng thực hành vào quá trình tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp.

    Công nghệ dệt may

    Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị khả năng về thiết kế đồ họa trang phục, có thể sử dụng tốt các phần mềm phục vụ cho công việc thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, thêu vi tính. Sau khi học chuyên ngành công nghiệp dệt may, sinh viên còn được trang bị kỹ năng trong việc tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp,…

    2. Những tổ hợp môn đươc dùng để xét tuyển cho ngành công nghiệp dệt may

    Tuy thuộc vào mỗi trường sẽ có tổ hợp môn xét tuyển chuyên ngành công nghệ dệt may riêng. Bạn có thể ứng tuyển vào trường mà mình yêu thích và có tổ hợp môn xét tuyển theo dúng thế mạnh của bản thân.

    Dưới đây là một số tổ hợp môn xét tuyển chuyên ngành công nghệ dệt may của các trường top đầu đào tạo ngành công nghệ dệt may:

    – Trường đại học Bách Khoa – đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển ngành công nghệ dệt may dựa trên 2 tổ hợp môn đó là: (Toán, Lý, Hóa) và (Toán, Lý, Tiếng Anh).

    tổ hợp môn ngành công nghệ dệt may
    công nghệ dệt may

    – Trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh có 4 tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển ngành công nghệ thông tin: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh), C01 (Toán, Văn, Lý).

    – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng 3 tổ hợp môn để xét tuyển ngành công nghệ dệt may đó là: (Toán, Lý, Hóa), (Toán, Văn, Anh) và (Toán, Lý, Anh).

    >>> Nếu bạn đang sinh sống tại thành phố Hồ Chính Minh có thể bạn quan tâm đến Trường đại học Tôn Đức Thắng ngôi trường danh tiếng hàng đầu đã đạt được rất nhiều thành tích đáng tự hào. Thông tin đhTôn Đức Thắng học phí  là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh, học sinh muốn theo học tại trường.

    3. Cơ hội việc làm cho ngành dệt may

    Hiện nay, theo như thống kê cho biết thì ngành dệt may tại nước ta đang có khoảng 2,5 triệu lao động và đang có dấu hiệu tăng cao. Theo như dự kiến thì đến năm 2025 số lao động trong ngành dệt may sẽ tăng lên thành 5 triệu.

    Nhờ vào nhu cầu mặc, nhu cầu thời trang, mua sắm đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành dệt may càng tăng lên. Đồng nghĩa với việc việc làm dành cho những người có đam mê, những người theo học ngành công nghệ dệt may được mở rộng và rất phong phú.

    cơ hội việc làm ngành dệt may
    công nghệ dệt may

    Tùy thuộc vào trình độ cũng như khả năng chuyên môn của từng người. Sẽ có các vị trí việc làm khác nhau dành cho mỗi người. Sau đây là một số vị trí trong lĩnh vực dệt may:

    – Làm công nhân tại các nhà máy, xưởng sản xuất sản phẩm may mặc.

    – Có thể xin làm ở các công ty hoạt động thuộc lĩnh vực thiết kế, nghiên cứu mẫu và phát triễn mẫu.

    – Nhân viên quản lý đơn hàng trong các công ty, doanh nghiệp,…Trong lĩnh vực dệt may.

    – Đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo kỹ thuật, làm trong các khâu chuẩn bị sản xuất.

    – Làm việc ở các vị trí quản lý sản xuất trong kinh doanh.

    – Đảm nhận vai trò quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may.

    – Làm việc tại bộ phận sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất. Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.

    – Làm công việc định mức giá cho sản phẩm tại công ty, doanh nghiệp. Xưởng sản xuất các sản phẩm dệt may.

    – Có thể mở tiệm may hoặc xưởng may tại nhà.

    >>> Có thể thấy rằng việc làm công nhân may mặc là một trong các việc làm phổ biến và có nhiều lao động nhất trong ngành may mặc. Hiểu rõ hơn công nhân là gì? đặc điểm của nghề công nhân !

    4. Lợi ích và hạn chế của ngành công nghệ dệt may mang lại

    4.1. Lợi ích ngành công nghệ dệt may

    – Công việc không đòi hởi quá nhiều về trình độ học vấn

    – Rèn luyện được nhiều kỹ năng tốt

    Khi làm việc tại đây chắc chắn bạn sẽ rèn luyện được đức tính cẩn thận và khéo léo trong công việc cũng như trong cuộc sống.

    – Có thị trường việc làm ổn định.

    4.2. Hạn chế ngành công nghệ dệt may

    – Ảnh hưởng đến sức khỏe

    Đối với nhiều vị trí, người làm sẽ phải tiếp xúc với máy móc. Trang thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm. Và các nguyên liệu như vải, chỉ,… Những thứ này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

    Người làm có thể bị mắc các bệnh như phù chân, khô mắt, đau lưng, các bệnh về đường hô hấp,…

    hạn chế của việc làm dệt may

    – Áp lực công việc

    Đối với công việc liên quan đến lĩnh vực dệt may. Thì thường bạn sẽ phải chạy đua với số lượng và thời gian. Bạn luôn phải cố gắng hoàn thành sản phẩm đúng với thời hạn.

    – Mức lương thấp

    Tuy ngành công nghệ dệt may đang dần ngày càng phát triển. Nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi tính chất là một công việc truyền thống. Nên mức lương dành cho việc làm dệt may không cao so với mặt bằng chung.

    Công nghệ dệt may là gì?