Chìa khóa xuất khẩu cà phê đạt mốc 6 tỷ USD vào năm 2030. Theo Bộ Công Thương, để đạt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê, Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả.
Cà phê – Mặt hàng xuất khẩu tỷ đô
Cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỷ USD. Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiềuthời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ, đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011 – 2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước.
Các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Chìa khóa xuất khẩu cà phê
Trong thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nên ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt.
Mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD
Định hướng của Nhà nước và các Bộ, ngành hiện nay là xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp. Để đạt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, đối với ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp tổng thể như:
Cụ thể, về công tác sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Chìa khóa xuất khẩu cà phê
Riêng xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng. Và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; Chủ động tham gia các chương trình. Hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ. Ngành, Hiệp hội tổ chức; Tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước. Để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; Xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu. Thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam. Tại các nước để cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại. Nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Giải pháp hỗ trợ thiết thực
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã, đang và luôn quan tâm. Chú trọng thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ. Phát triển thị trường đối với mặt hàng cà phê như đàm phán mở cửa thị trường. Kết nối thúc đẩy tiêu thụ, xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, phổ biến, tuyên truyền…,
Thứ nhất, về công tác đàm phán mở cửa thị trường
Từ sau giai đoạn gia nhập WTO, Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ. Ngành đàm phán, ký kết và thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Góp phần tạo thuận lợi về thuế quan, quy tắc xuất xứ… Qua đó tạo ra một khu vực thị trường rộng lớn cho ngành cà phê Việt Nam. Có cơ hội được tiếp cận và thâm nhập tốt hơn.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác đàm phán mở cửa thị trường. Cho mặt hàng cà phê thông qua các FTA đang triển khai như Việt Nam – Cuba. Việt Nam – Israel, Việt Nam – EFTA, RCEP, CPTPP…. Đồng thời tận dụng tiến trình rà soát các FTA đã được đưa vào thực thi. Để đề nghị các đối tác mở cửa thêm cho cà phê xuất khẩu của ta.
Thứ hai, về công tác kết nối thúc đẩy xuất khẩu
Bộ Công Thương đã chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối trong nước. Cũng như có vốn đầu tư nước ngoài triển khai các chương trình liên kết ổn định. Lâu dài để tiêu thụ cà phê qua các hệ thống phân phối ngoài nước trong khuôn khổ. Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp. Các mạng lưới phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020. Góp phần đưa các sản phẩm cà phê của Việt Nam thâm nhập sâu hơn. Trực tiếp hơn vào thị trường nước ngoài.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai tốt Đề án nêu trên. Đồng thời từng bước cải tiến hoạt động kết nối xuất khẩu theo hướng gắn kết. Doanh nghiệp Việt kiều tại Thái Lan, Pháp, Đức, Úc… Với doanh nghiệp trong nước, sử dụng mạng lưới kiều bào để hỗ trợ doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Tìm hiểu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Thông qua lực lượng này để tuyên truyền về chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Góp phần hỗ trợ thành công tiêu thụ mặt hàng này trong các hệ thống siêu thị tại nước ngoài.
Thứ ba, về công tác dự báo thị trường
Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp thông tin về thị trường. (Nhu cầu, chủng loại, quy cách, mẫu mã, cung cầu, giá cả, các chính sách quản lý xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng. Vệ sinh an toàn thực phẩm…). Đối với mặt hàng cà phê, từ đó tìm kiếm thị trường có tiềm năng xuất khẩu để cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các địa phương, doanh nghiệp và người dân nhằm phối hợp tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm hợp lý. Tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng tín hiệu của thị trường.
Thứ tư, về công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu
Với chức năng quản lý nhà nước, Bộ Công Thương luôn chú trọng việc phối hợp với các Bộ. Ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tăng cường quảng bá về sản phẩm cà phê Việt Nam ở thị trường nước ngoài thông qua các chiến dịch truyền thông. Tuyên truyền, biên tập cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường đổi mới công tác quản lý xúc tiến thương mại. Theo hướng đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực thực hiện xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. Tạo cơ chế để huy động kinh phí hoạt động XTTM từ các nguồn lực của xã hội. Định hướng XTTM đối với ngành hàng cà phê mang tính chiến lược trung – dài hạn. Có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường sự phối hợp giữa cấp Bộ và các địa phương. Các tổ chức XTTM phi Chính phủ và các doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang thường xuyên chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại. Tại một số thị trường trọng điểm nhiều tiềm năng tăng trưởng như Trung Quốc. Liên bang Nga, ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông… Để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu. Từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương hiệu. Cà phê chế biến của Việt Nam trên thị trường thế giới.