Cây trồng lấy gỗ nhanh nhất– Làm giàu vùng quê miền núi. Trồng cây lâm nghiệp ngắn hạn hay cây lấy gỗ nhanh là một xu thế phát triển của ngành nông nghiệp trong thời đại ngày nay, Việc trồng cây lâm nghiệp ngắn hạn này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao do nhanh thu hoạch và phủ nhanh đồi trọc. Dưới đây là một số chủng loại cây trồng nhanh lấy gỗ phổ biến hiện nay:
Cây keo giâm hom ( cây keo lá tràm)
Đây là loại cây lâm nghiệp được trồng phổ biến nhất hiện nay, nó thích nghi với mọi điều kiện thời tiết trên tất cả các vùng miền tổ quốc ta. Keo lá tràm rất dễ trồng, dễ chăm sóc và nhanh thu hoạch, ta có thể thu hoạch sau 5 đến 6 năm trồng.
Đây cũng là loại cây đặc biệt phù hợp với ngành gỗ bóc- ván ép được phát triển mạnh hiện nay nên đầu ra đảm bảo, giá cả thị trường ổn định, ít rủi ro…Trung bình mỗi hec ta bạch đàn, keo lá tràm sau 5 năm sẽ cho thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng tính theo giá cả thị trường hôm nay nếu ta biết trồng đúng kỹ thuật.
Trước đây, keo lá tràm sinh trưởng chậm, thân hình xấu xí. Nhưng hiện nay, với sự can thiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, keo giâm hom này đã phát triển nhanh, có khả năng tỉa cành tự nhiên nên thân cây thẳng, đẹp, không khuyết tật như trước.
Hiện nay, cây keo giâm hom được trồng khảo nghiệm ở khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Còn ở các khu vực Bắc Bộ vẫn chưa được khuyến cáo. Tuy nhiên ở tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa thì đã được trồng nhiều.
Bạch đàn cao sản (bạch đàn lai)
Cây bạch đàn cao sản này được nhân giống bởi phương pháp nuôi cấy mô, có tốc độ sinh trưởng nhanh nên chu kỳ khai thác ngắn, cây bạch đàn có rất nhiều công dụng trong đời sống kinh tế xã hội nên nó được xem là một trong những loại cây trồng rừng chính ở nước ta.
Với nhiều công dụng trong đời sống bạch đàn con có thể dùng làm thuốc, có thể dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, long đờm, có thể điều trị nứt xương, ngứa ngoài da,… Gỗ của bạch đàn lai được dùng nhiều trong xây dựng như để làm giàn giáo cốp pha, chống đỡ,…
Thời gian khai thác bạch đàn lai khoảng 6 năm 1 lần với sản lượng trung bình 60-65 tấn/ 1ha, và giá trị khai thác đạt trung bình khoảng 60-65 triệu/ha tùy vào khối lượng của cây.
Bạch đàn sản lai có khả năng phân bố rộng rãi từ khí hậu nhiệt đới đến á nhiệt đới, từ vùng núi ra tới ven biển nên nước ta vùng nào cũng có thể trồng loại cây này. Tuy nhiên, loại cây này lại không thích hợp ở những vùng có sương muối kéo dài. Và đặc biệt, cây này chịu được hạn hán nên ở vùng hạn hán trồng vẫn chịu được.
Cây thiên ngân (gáo vàng Thái Lan)
Hay còn gọi là cây gáo vàng Thái Lan, có nguồn gốc từ đất nước chùa vàng và đem lại lợi ích kinh tế cao nên còn gọi là cây tỷ phú. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho việc trồng cây gáo vàng Thái Lan này. Đặc biệt những vùng có lượng mưa quanh năm thì rất thuận lợi cho việc chăm sóc cây này.
Cây gáo vàng ưa ẩm nên khi trồng bà con nên chọn nơi có tầng lớp đất dày, tốt, ẩm ướt thì cây phát triển tốt, nhanh thu hoạch. Nếu những nơi đất nhiều sỏi đá, cằn cõi hơn thì bà con nên tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh vào gốc để cây con hấp thu phát triển mạnh.
Cây gáo vàng Thái Lan này có giá trị kinh tế khá cao, cao gần gấp 10 lần so với cây keo lá tràm nên hiện nay được nhiều bà con nông dân chú ý đến. Cây thiên ngân phát triển rất nhanh sau 3, 4 năm người ta có thể thu hoạch để làm nguyên liệu sản xuất giấy, than,… và sau 6 năm trở lên có thể thu hoạch làm gỗ nội thất, gỗ ép…
Kỹ thuật trồng cây thiên ngân rất đơn giản, phù hợp với điều kiện canh tác vùng sâu vùng xa. Vậy cây thiên Ngân được xem như là hòn ngọc trời phú cho chúng ta để giúp xóa đói giảm nghèo và phủ xanh đồi trọc mang lại môi trường sống hòa hợp với thiên nhiên.
Cây trúc liễu
Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó có tốc độ phát triển siêu việt với mật độ quần thể cao như cây lấy gỗ nhỏ thì khoảng 12.000- 20.000 cây/ha và cây lấy gỗ lớn thì khoảng 4.000-5.000 cây/ha. Nếu muốn khai thác gỗ trúc liễu ở dạng nhỏ thì chỉ cần 2 năm sau trồng là ta có thể lấy gỗ được, và gỗ vừa là từ 3 đến 4 năm và gỗ lớn thì sau 6 năm. Trồng cây trúc liễu mang lại hiệu quả kinh tế cao và cho thu hồi vốn nhanh.
Và đặc biệt, đây là loại cây chịu được độ mặn. Phèn nên nó có thể trồng ở những vùng đất ngập mặn. Nhiễm phèn. Không những thế, cây trúc liễu còn có khả năng chịu hạn, chịu rét. Ít sâu bệnh gây hại nên rất tiện cho việc chăm sóc chúng.
Cây xoan đào
Cây xoan đào: Đây là cây trồng lấy gỗ được ưu chuộng ở rất nhiều nơi đặc biệt là vùng Nghệ An, Hà Tỉnh. Cây sống được trên các vùng đồi núi đất cằn cỏi, bãi bồi ven sông, đường làng. Miễn là không bị úng nước là được và độ PH của đất ở mức trung bình.
Cây này rất phổ biến ở các địa phương vùng trung du phía bắc nước ta. Cây xoan đào rất nhanh lớn và gỗ có vân đẹp ất được ưa chuộng. Để đóng đồ gia dụng. Sau khi trồng khoảng 7 đến 9 năm là cây xoan đào có thể cho thu hoạch. Và đem lại giá trị kinh tế không hề nhỏ.
Là loại cây đem lại lợi ích kinh tế cao trong các cây lấy gỗ ngắn ngày. Nhờ vào chất liệu gỗ của xoan đào được ưu chuộng làm các đồ gia dụng. Tủ, bàn ghế cho đến các loại cửa trong gia đình. Tuy nhiên có một số cây trồng đem lại lợi ích kinh tế cao. Sau đây là một số cây giúp bà con nhanh thành tỷ phú.
Cây trồng giúp bà con nhanh thành tỷ phú
Trên đây là một số loại cây lấy gỗ nhanh mang lại kinh tế cho bà con miền núi. Tuy nhiên vẫn còn một số cây trồng mang lại lợi ích inh tế cao nhưng không hẳn là lấy gỗ. Mà có thể lấy nhựa hoặc làm một loại thuốc quý hoặc cây trồng lâu năm lấy gỗ:
Cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây có nguồn gốc ở khu vực Nam Á và được ưa chuộng nhất ở Ấn Độ. Ở đây người ta ví cây chùm ngây là cây Độ Sin. Nó là một loại cây dược liệu quý. Có nhiều công dụng có giá trị như trong công nghệ dược phẩm. Mỹ phẩm hoặc trong nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Cây Sưa
Cây sưa có hai loại là sưa đỏ và sưa trắng. Gỗ cây sưa trắng có giá trị không bằng cây sưa đỏ mặc dù nó cho hoa đẹp. Quả to và đốt không có mùi còn sưa đỏ thì đốt lại có mùi thối. Hiện nay gỗ cây sưa đỏ được coi là cực kỳ quý. Các cây sưa đỏ mọc hoang dại trên đồi núi đã bị khai thác gần như cạn kiệt. Vì thế việc trồng cây sưa đỏ để làm giàu là một lựa chọn sáng suốt.
Cây Giổi xanh
Giổi xanh là một loại cây mang lại nhiều giá trị từ thân cây làm gỗ. Hạt giổi được dùng làm thuốc chữa bệnh. Hoặc có thể dùng làm gia vị. Cây giổi xanh rất dễ trồng và có thể trồng tại bất cứ nơi nào. Trên đất nước hình chữ S này.
Cây Sơn ta
Với các loại cây khác chủ yếu lấy gỗ thì với cây Sơn ta lại có giá trị khác. Đó là giá trị kinh tế từ nhựa cây. Nhựa cây Sơn ta làm nguyện liệu quý rất cần cho các ngành công nghiệp. Hoặc thủ công nghiệp như sản xuất các vật liệu cách điện, làm đồ mỹ nghệ, sơn tàu thuyền,…
Cây Sơn ta không chỉ cho nhựa mà rễ. Lá và vỏ quả của nó có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh hen suyễn. Viêm gan mãn tính, lao phổi, đau dạ dày, cầm vết thương chảy máu, dung ngoài trị gãy xương… Chính vì thế mà cây Sơn ta được chọn làm cây trồng làm giàu cho vùng quê miền núi là hợp lý.
Tóm lại, tùy thuộc vào đặc tính thổ những và thời tiết vùng miền. Mà chúng ta đưa ra sự lựa chọn giống cây trồng phù hợp. Để mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất trên vùng đất ấy.