Chuyển tới nội dung

6 Sai Lầm Thường Gặp Về Tài Chính Gia Đình

    6 Sai Lầm Thường Gặp Về Tài Chính Gia Đình. Quản lý và lên kế hoạch tài chính là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc hôn nhân, đặc biệt là vợ chồng trẻ. Vì thế, việc thảo luận về những kế hoạch chi tiêu ngắn và dài hạn là điều cần thiết đối với các cặp vợ chồng. Điều này góp phần hạn chế những cuộc tranh cãi trong tương lai. Trong quyển sách Smart Couples Finish Rich, tác giả David Bach cho biết: “Đối phó với những vấn đề tài chính là điều mà bất cứ cặp đôi nào cũng có thể làm. Bạn phải tự thực hiện chúng còn nếu không, vấn đề sẽ chẳng bao giờ được giải quyết”. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra 6 sai lầm tài chính gia đình mà những đôi vợ chồng nên tránh.

    Vấn đề tài chính cần được thảo luận thường xuyên

    Không phân chia trách nhiệm tài chính gia đình

    Các cặp đôi nên xác định rõ trách nhiệm tài chính gia đình. Ai sẽ là người thanh toán các hóa đơn điện, nước? Ai sẽ là người lo chi phí thực phẩm? David Bach chia sẻ rằng vợ chồng thường không quy định trách nhiệm rõ ràng mà luân phiên thanh toán những khoản chi trong tháng. Điều này khiến bạn hình thành thói quen ỷ lại vào người kia và khi gặp khó khăn về tiền bạc, cả hai sẽ đổ lỗi cho nhau.

    Giải pháp cho vấn đề này là các đôi vợ chồng có thể phân công thanh toán hóa đơn. Đối với những chi tiêu cần số tiền lớn hơn, cả hai nên lập quỹ tài chính chung để chi trả hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sở hữu quỹ riêng cho mình. Khoản tiền này sẽ giúp bạn giải quyết những rủi ro trong gia đình một cách dễ dàng.

    6 Sai Lầm Thường Gặp – Cha mẹ cần dạy con cái những vấn đề liên quan đến tiền bạc

    Không giáo dục con cái về tiền bạc

    Hiện nay, ở nước ta, các lớp học về tài chính cá nhân dành cho lứa tuổi học sinh chưa phổ biến. Do thiếu kiến thức, một bộ phận thanh thiếu niên có nhièu quan niệm sai lệch về cách sử dụng tiền. Để tránh điều này, các bậc phụ huynh nên giáo dục con cái về tiền bạc từ sớm. David Bach viết: “Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu khác nhau. Bạn có thể bắt đầu những bài học đầu tiên khi trẻ lên 5 tuổi. Bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính mới có thể dạy bé. Hãy  chia sẻ với chúng về cách tiết kiệm của mình! Bạn cũng có thể thảo luận cùng trẻ về việc tiết kiệm hoặc cách sử dụng tiền phù hợp với từng độ tuổi”.

    Không trả nợ tín dụng đúng hạn

    “Nợ thẻ tín dụng có thể hủy hoại hôn nhân của bạn. Dù cả hai yêu nhau nhiều như thế nào, nhưng chỉ cần một trong hai đẩy người còn lại vào tình cảnh nợ nần, tôi dám chắc rằng hôn nhân sẽ tan vỡ. Nếu hai người cùng mắc nợ, hôn nhân của bạn sẽ sớm đi vào ngõ cụt” –  David Bach chia sẻ.

    Trong trường hợp vợ/chồng đang có một khoản nợ, bạn có thể cùng họ thảo luận về cách thức trả nợ nhanh chóng và phù hợp nhát. Bạn không cần chịu trách nhiệm về khoản nợ xảy ra trước khi kết hôn của người bạn đời nhưng nó vẫn ảnh hướng tiêu cực đến kế hoạch tài chính gia đình của cả hai. Gia đình bạn sẽ không thể sống hạnh phúc khi vẫn phải lo trả nợ. Vì vậy, hãy cùng nhau giải quyết dứt điểm các khoản nợ càng sớm càng tốt.

    Không chuẩn bị chi phí học tập cho con

    Học phí của con cái là một trong những khoản chi tiêu lớn trong gia đình. Nếu dự định cho con học ở trường quốc tế hoặc du học. Bạn sẽ phải chi trả khoản tiền khá lớn. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần sớm tìm hiểu thông tin về học phí. Tiền sách vở và các khoản liên quan để ước tính và lập chuẩn bị chi phí học hành cho con mình.

    Bên cạnh việc lập quỹ học phí cho con, bạn cũng cần tính đến việc lập quỹ nghỉ hưu. Trong quyển sách của mình, David Bach phân tích: “Bạn không nên vội nghĩ đến chuyện tích lũy tiền cho con học đại học trừ khi mỗi tháng. Bạn đã dùng 10% thu nhập để gửi vào quỹ hưu trí. Món quà tốt nhất dành tặng con. Chính là không trở thành gánh nặng tài chính của chúng trong tương lai”.

    6 Sai Lầm Thường Gặp- Chuẩn bị quỹ tiền cho việc học tập của con cái càng sớm càng tốt

    Không ký thỏa thuận tiền hôn nhân

    Thỏa thuận tiền hôn nhân là một văn bản pháp luật được soạn thảo bởi luật sư. Đề cập đến vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn. Bởi vì tính nhạy cảm nên phần lớn cặp đôi thường không ký thỏa thuận này trước khi kết hôn. Tuy nhiên, David Bach khuyên bạn nên thảo luận với vợ/chồng sắp cưới. Về việc ký kết thỏa thuận này. Vì đây là công cụ bảo vệ bạn tránh khỏi những rủi ro và tranh chấp tài chính có thể xảy ra khi hôn nhân đỗ vỡ.

    Kéo dài thời gian trả góp nhà

    Mua trả góp bất động sản khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Mỹ, thời hạn trả góp phổ biến nhất là 30 năm. Hầu hết người mua đều chọn chi trả theo khung thời gian này. David Bach cho rằng lựa chọn này sẽ khiến bạn bị bị thiệt hại về tài chính. Thời hạn trả góp càng dài kéo tiền lãi tăng theo. Bạn nên rút ngắn thời hạn trả góp bằng cách: “Mỗi tháng, bạn có thể cộng thêm 10% vào khoản tiền mà tháng trước bạn đã thanh toán cho ngân hàng. Cứ lặp lại việc này đều đặn, bạn sẽ hoàn thành việc trả góp nhà trong vòng 22 năm thay vì 30 năm”.