Đừng nghĩ thương trường là chiến trường. Các doanh nghiệp hãy tìm kiếm cho mình điểm độc nhất, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh khác biệt và không lo ngại cạnh tranh về giá.
“Dường như “Khởi nghiệp – “startup” chính là từ khóa “key word” hiện nay. Tôi thường nghe mọi người bàn tán về nó, cũng như những điều kiện cần và đủ để tạo nên một “startup”. Tuy nhiên, tôi lại đang nhìn thấy một thực trạng rất khác khi luôn tự hỏi mỗi ngày có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng đang đối diện với nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn” – bà Hằng cho biết.
“Đột phá” đã đủ?
. Dưới góc nhìn cá nhân, chị nhận thấy các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2016 có gì thay đổi so với thời gian trước đó?
+ Tôi nghĩ điều dễ nhận thấy nhất chính là thương mại điện tử bùng nổ rất mạnh mẽ trong năm vừa qua và đại đa số các doanh nghiệp đều muốn tham gia vào “mặt trận” đó. Bản thân tôi cho rằng đó là sự dịch chuyển rất thú vị. Nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra xuyên biên giới, buộc doanh nghiệp phải chủ động cập nhật để có thể bắt kịp thời cuộc, cũng như hoàn thiện sản phẩm của mình nhiều hơn.
Bên cạnh đó, startup cũng là câu chuyện đáng phải quan tâm, khi hằng ngày, hằng giờ, số lượng “startup” ra đời càng tăng nhanh. Đối với tôi, đây không đơn giản chỉ là câu chuyện về cơ hội kinh doanh, sự cạnh tranh thị phần, hay ý tưởng, giải pháp độc đáo, mà là các “startup” sẽ vận hành thế nào để trụ vững trên thị trường trước khi thực sự sinh lời.
Theo chị,“startup”có phải là xu hướng hiện đại hay không và điều đó tác động thế nào đến cộng đồng doanh nhân?
+ Đối với tình hình hiện nay, câu trả lời của tôi chắc chắn là có. Tuy nhiên, về vấn đề các “startup” liên tục mở ra tác động ra sao. Đến cộng đồng doanh nhân sẽ còn tùy thuộc vào mỗi doanh nhân. Định nghĩa như thế nào về “startup”.
Lấy ví dụ, có một bạn trẻ mở một cửa hàng kinh doanh bánh ngọt vì niềm đam mê. Và gọi đó là “startup”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người khác, loại hình đó được định nghĩa là small business. (doanh nghiệp nhỏ) và sẽ có tác động không nhiều đến tình hình kinh doanh chung. Tương tự như vậy, đối với tôi “startup” đúng nghĩa sẽ nghiêng nhiều hơn. Về các giải pháp đột phá trong một lĩnh vực và có tính lan tỏa. Cũng như định hình lại thị trường. Đây chính là những nhân tố bí ẩn, đáng gờm trong trò chơi kinh doanh vào giai đoạn “chào sân”. Dù vậy, tác động tạo nên đến mức độ nào sẽ tùy thuộc rất nhiều vào cách vận hành. Hệ thống quản lý… chứ đột phá thôi thì vẫn chưa đủ.
Nói vậy, các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần quá e ngại startup?
+ Đó lại là câu chuyện khác. Hãy nhớ rằng giai đoạn phát triển của các doanh nghiệp là giống nhau. Đều bắt đầu từ quy mô nhỏ rồi dần dần mở rộng thành lớn. Khi nhìn vào một doanh nghiệp lớn, chúng ta đều thấy được một câu chuyện. Một giá trị cốt lõi, một điểm “độc đáo nhất” gắn liền với doanh nghiệp ấy. Điều đó là minh chứng cho việc mỗi công ty đều cần thực hiện việc định vị thương hiệu. Cũng như sản phẩm một cách rõ ràng nhất dù quy mô doanh nghiệp có thể khác nhau.
Doanh nghiệp nào định vị bản thân mình càng rõ, doanh nghiệp đó càng có cơ hội thành công.
Muốn giúp doanh nghiệp phục nghiệp
. Với vai trò tổng giám đốc tại hai công ty chuyên về kết nối và huấn luyện doanh nghiệp, chị nhận thấy vấn đề thường gặp nhất ở doanh nghiệp là gì?
+ Trước khi chia sẻ về vấn đề này, tôi muốn đề cập một chút đến câu chuyện 85% doanh nghiệp sẽ phá sản. Sau năm năm thành lập và chỉ 20% trong số 15% còn lại có thể trụ vững trong ba năm tiếp theo. Theo bạn, con số này có liên quan thế nào đến câu hỏi vừa được đặt ra không?
Tôi tin câu trả lời cho câu hỏi này dù là vấn đề gì cũng đều đúng. Dù vậy, dưới góc độ cũng như kinh nghiệm cá nhân. Tôi nghĩ rằng các doanh nhân Việt Nam chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đề ra tầm nhìn. Sứ mạng, giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mình. Tầm nhìn giống như kim chỉ nam để cả tập thể đồng hành cùng nhau. Thu hút nhân tài, đối tác. Sứ mạng là lộ trình để hiện thực hóa tầm nhìn. Còn giá trị cốt lõi chính là luật chơi của doanh nghiệp để doanh nghiệp không ngừng phát triển.
Thương trường là chiến trường
+ Dự định thì rất nhiều, tuy nhiên điều tôi ấp ủ nhất lại liên quan đến con số tôi vừa đề cập. Tôi nhận ra rằng mỗi ngày có ít nhất 200 doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh phá sản. Dù nhiều doanh nghiệp trong số đó vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn và tôi mong muốn giúp họ phục nghiệp.
Tôi có niềm tin rất lớn vào dự án này vì giá trị nhân văn cũng như giá trị cộng đồng. Có thể tạo ra nhằm thúc đẩy kinh doanh toàn xã hội và vực dậy những doanh nghiệp tiềm năng. Tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Lời khuyên của chị dành cho các chủ doanh nghiệp là gì?
+ Đừng nghĩ thương trường là chiến trường, hãy nghĩ ngược lại. Đồng thời tìm kiếm cho doanh nghiệp mình điểm độc đáo nhất. Từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh khác biệt và không lo ngại cạnh tranh về giá.