Cách xây dựng thương hiệu cửa hàng

Cách xây dựng thương hiệu cửa hàng

Cách xây dựng thương hiệu cửa hàng
Chất lượng, nhãn hiệu riêng, đa dạng mặt hàng cạnh tranh, tiêu chuẩn châu Âu… là những bí quyết giúp một thương hiệu cửa hàng ngày càng “ăn nên, làm ra”.

Thương hiệu cửa hàng cung cấp nhiều lựa chọn hơn và đôi khi cũng giúp người tiêu dùng tiết kiệm hơn, nhưng không phải nhãn hiệu nào cũng có được uy tín và tiếng vang.

1. Chất lượng

Không phải bất cứ thương hiệu quốc gia nào cũng tốt hơn hoặc chất lượng ngon hơn thương hiệu cửa hàng. Theo thử nghiệm gần đây nhất của Consumer Reports (Công ty hậu mãi khách hàng Mỹ) vào tháng 10/2010, hơn 60% mặt hàng mang thương hiệu cửa hàng đã được thử nghiệm và được đánh giá có chất lượng tốt bằng hoặc tốt hơn so với các thương hiệu quốc gia.

2. Không chỉ cung cấp sản phẩm giá rẻ

Một số sản phẩm mang thương hiệu cửa hàng không chỉ cung cấp sự lựa chọn giá rẻ mà còn có cả phí bảo hiểm cho các mặt hàng đặc biệt. Lựa chọn nhãn hiệu của các cửa hàng bán lẻ được xem là một trong những cách tiết kiệm và bảo đảm yêu cầu chất lượng cho người tiêu dùng.

3. Thiết kế nhãn hiệu riêng

Những mối “quan hệ đối tác độc quyền” giữa một nhà thiết kế nổi tiếng và chuỗi bán lẻ sẽ tạo nên một thương hiệu cửa hàng mới. Đơn giản như nhãn hiệu Vera được sản xuất bởi Vera Wang tại nhà bếp Kohl và Michael Graves (Mỹ) và sẽ được bán độc quyền tại các cửa hàng.

4. Bia, rượu và đồ uống

Rượu Charles Shaw tại cửa hàng bán lẻ nổi tiếng Trader Joe có thể là thương hiệu cửa hàng nổi tiếng nhất về mặt hàng rượu bia. Khi nói đến đồ uống có cồn, một số cửa hàng chỉ mua độc quyền bán một sản phẩm rượu được tin dùng, trong khi những cửa hàng khác sẵn sàng ký hợp đồng với những tên tuổi nổi tiếng.

5. Vượt rào… thành thương hiệu quốc gia


Đôi khi thương hiệu cửa hàng vượt qua giới hạn của mình và trở thành thương hiệu quốc gia. Chẳng hạn, cửa hàng đồ điện tử của Martha Stewart từng có những sản phẩm chỉ được bày bán ở cửa hàng Kmart (Mỹ), nhưng hiện nay chúng cũng được bán nhiều tại các cửa hàng bán lẻ khắp cả nước, kể cả trên trang mạng riêng. Hay như Thương hiệu nhà hàng Safeway(Úc) đã phấn đấu thành thương hiệu quốc gia và các sản phẩm của họ được bán tại các siêu thị khác, chủ yếu ở các thị trường mà Safeway không có cửa hàng.

6. Kích thích lòng trung thành


Hơn ai hết, nhiều người đã trở thành những “tín đồ” mua sắm của một số thương hiệu cửa hàng quen thuộc. Những cửa hàng như Costco, Trader Joe và Aldi có tỷ lệ khách hàng trung thành lớn hơn nhiều so với các cửa hiệu khác. Và đây chính là lý do mà người mua sắm thường thích quay lại cửa hàng quen

7. Nhìn nhãn hiệu, biết cửa hàng


Chiến lược sử dụng bao bì riêng và đặt tên ưa thích. Là cách mà các cửa hiệu bán lẻ tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Nhìn vào nhãn hiệu để xem mặt hàng đó được phân phối bởi cửa hàng nào. Thường thì các danh mục trên bao bì sẽ gồm có tên. Và địa điểm trụ sở chính của cửa hàng.

8. Đa dạng mặt hàng cạnh tranh

Không phải chỉ là các chuỗi bán lẻ lớn mang thương hiệu cửa hàng. Tất cả các nhà bán lẻ có thể truy cập tới các lựa chọn nhãn hiệu riêng. Và đảm bảo trong kho có các loại mặt hàng phổ biến. Để duy trì khả năng cạnh tranh. Ngay cả các nhà bán lẻ trực tuyến cũng phải đảm bảo có đủ các mặt hàng. Ví như “ông vua bán lẻ” Amazon đã phát triển cửa hàng trực tuyến của mình. Khá rộng rãi trên thị trường tiêu dùng nhờ sự đa dạng. Các mặt hàng phù hợp với người tiêu dùng.

9. Tiêu chuẩn châu Âu


Khi nói đến các sản phẩm mang thương hiệu cửa hàng. Mỹ thường trích dẫn theo tiêu chuẩn châu Âu trên bao bì. Điều này khiến người tiêu dùng phải rất cẩn trọng. Khi lựa chọn những sản phẩm ở các cửa hàng. Các loại thực phẩm quốc nội và những mặt hàng. Theo tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe thường được tin dùng hơn cả.