Bài học “xương máu” từ thất bại của các chuỗi cafe

Bài học “xương máu”. Dân số đông. Kinh tế phát triển nhu cầu tăng cao Việt Nam hội tụ những ưu để phát triển ngành F&B ( Thực phẩm và thức uống). Cà phê đã trở thành phong trào. Lý do nhiều nhà đầu tư tham gia đó là nhìn vào tăng trưởng của dân số việt Nam. Dân số trẻ, tăng trưởng doanh thu của ngành chuỗi cà phê khác. Tuy nhiên gần đây cũng có nhiều thất bại của những chuỗi cà phê lớn như: Sài Gòn Cà phê, Gloria Jean’s cà phê đã đã đưa ra những bài học vô cùng sau sắc.

I/Nguyên nhân thất bại

1/ Gloria Jean’s Coffees   

Gloria Jean’s Coffees. Thương hiệu cà phê phổ biến tại Úc có hơn 1000 cửa hàng trên 39 thị trường. Nhưng cũng ngậm ngùi cay đắng khi đóng của gần hết các cửa hàng tại Việt Nam.

Nguyên nhân thất bại được cho là do người nhận nhượng quyền. Khi đó chỉ lo mở rộng hệ thống cửa hàng mà không tìm hiểu kỹ nhu cầu. Thị hiếu của người tiêu dùng khu vực.

Áp dụng nguyên xi mô hình Gloria Jean’s tại Úc vào các khu vực khác

2/The KAfe

 Thiếu concept “khác biệt”: Trước đây quán cà phê chuyên phục vụ đồ uống. Nhà hàng chuyên phục vụ đồ ăn. Nhưng hiện nay, nhà hàng có phục vụ cả đồ uống

Sản phẩm không “khác biệt” và thiếu sự “phù hợp”: Chất lượng đồ ăn uống không có gì đặc trưng nhưng “nổi bật” nhờ food stylish (trình bày món ăn). Món ăn ở được trình bày đẹp, hấp dẫn, đầu bếp nước ngoài… Nhưng điều đáng tiếc là thiếu sự “phù hợp”.

Không gian thương hiệu: Không gian của The Kafe được đánh giá là thiết kế hiện đại, sang trọng và đẹp. Nhưng tiếc thay đây là điều mà rất nhiều thương hiệu café khác cũng làm, không riêng gì The Kafe. The Kafe không mới, không có một phong cách bài trí hoặc thiết kế riêng cho không gian để tạo sự khác biệt.

Định danh “ngành nghề” không rõ ràng: Nếu ai chưa từng đến hoặc chưa từng biết về The Kafe sẽ cho rằng họ chuyên về đồ uống bởi cái tên The Kafe khiến khách hàng liên tưởng đến “cà phê”.

Nhưng thực tế thì sao? The Kafe là ăn & uống. Dường như chính The Kafe cũng bối rối không rõ trọng tâm của họ là gì? Ăn hay Uống?

3/ Startbuck:

Trong quá khứ Startbuck đã từng đóng 600 cửa hàng vì việc định hướng thương hiệu sai lệch: Startbuck đã từng  thất bại khi đi lệch hướng giá trị của mình, ban đầu cửa hàng thu hút khách bởi chất lượng cà phê hảo hạng, và mùi hương cà phê lan tỏa trong khắp cửa hàng của mình, giúp người thưởng thức cà phê như đi lạc vào mê cung (đại quốc cà phê) , cẩn thận từ việc chưng sữa tương, hay để quầy thấp cho thực khách thấy nhân viên pha chế món espresso hảo hạng. Nhưng dần quán lại cho thêm bánh mì vào bữa ăn sáng , làm món ăn nhanh, và thế mùi bánh mì đã lấn áp mùi cà phê, khiến giá trị hay mục đích của cửa hàng đi lệch hướng, làm cho lượng khách yêu cà phê đến cửa hàng giảm xuống.

II/Bài học rút ra

Từ Những nguyên nhân trên, để có được sự cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt này thì bài học rút ra là:

-Phải có sản phẩm thực sự tốt:

Kinh doanh cà phê là bán cho những người yêu cà phê , bạn phải tạo ra sự khác biệt, sự hảo hạng trong giá trị của ly cà phê

-Concept phải rõ ràng:

Bạn đang kinh doanh cà phê thì cửa hàng của bạn phải đặt biệt chú trọng về cà phê. Làm sao đó khi thực khách nghĩ đến cửa hàng của bạn là nghĩ đến cà phê dành cho sinh viên, người giàu, hay phong cách cổ điển( cộng cà phê)

-Tập trung vào khách hàng:

Mới khởi nghiệp thì nguồn lực có hạng, khi nguồn lực có hạng như thế thì bạn phải tập trung vào khách hàng tiềm năng nhất, rồi ngày ngày sản phẩm và thương hiệu nâng cao thì tự động khách sẽ đến

-Gọi vốn không phải đích đến cuối cùng mà là sự mở đầu cho một hành trình mới, hành trình quảng trị, hành trình chạy đua với nhu cầu xã hội…

-Ngay từ đầu startup và nhà đầu tư nên thống nhất về tầm nhìn trước khi hợp tác

-Phát triền đồng bộ các chi nhánh:

Việc Kinh doanh ngày càng mở rộng ai cũng mong muốn , nhưng khi mở rộng thì trong nội bộ lại chưa có sự nhất quán,tức là phải có sự giống nhau về công thức, hương vị , hình thức phục vụ các chuỗi cửa hàng giống nhau, vì 1 người sẽ bị sốc nếu họ đến một chi nhánh cà phê có chất lượng thấp hơn một nơi họ đã uống của cùng một hãng

-Muốn đầu tư vào phân khúc chuỗi cà phê thì bạn phải là một đại gia về tài chính, nếu bạn  vững chắc về tài chính thì có thể chịu lỗ trong một thời gian đầu
-Sản phẩm phải đồng bộ: Sản phẩm phải tạo ra sự khác biệt, hoàn thiện từng chuỗi, liên kết bền vững giữa các chuỗi khâu chế biến” chậm mà chắc”

Kết luận:

Bài học “xương máu”. Tùy thuộc vào quan điểm mỗi người, vào khả năng tài chính, vào kinh nghiệm và kiến thức bản thân mà chọn một mô hình và kinh doanh phù hợp. Chỉ là bạn phải vững phải hiểu về thị trường bạn đang đâm đầu vào thì mới bền vững. Cũng có những cà phê phát triển: Coffee house, Phúc Long coffee..Vẫn có cơ hội phát triển cho những ai biết cách kinh doanh